Chúng tôi trả lời

Doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH của người lao động, bị phạt thế nào?
Chuyên mục:
Bảo hiểm
Người hỏi:
Vũ Văn B
Email:
Bvv@gmail.com
Số điện thoại:
0348456xxx
Tiêu đề câu hỏi:
Doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH của người lao động, bị phạt thế nào?
Câu hỏi:
Công ty tôi vẫn trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động, nhưng thực tế không đóng bảo hiểm mà giữ lại công ty. Xin hỏi, doanh nghiệp chiếm dụng, giữ tiền BHXH của người lao động có thể bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Khoản 5, Điều 39 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định vi phạm quy về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

d) Chiếm dụng tiền đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH của người lao động có thể bị xử phạt từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính, nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng theo các quy định được trích dẫn ở trên.