Chúng tôi trả lời

Thử việc 3 tháng và hưởng lương 50% có đúng?
Chuyên mục:
Bảo hiểm
Người hỏi:
Vương Thị N
Email:
Nvt@yahoo.com.vn
Số điện thoại:
0123xxxx368
Tiêu đề câu hỏi:
Thử việc 3 tháng và hưởng lương 50% có đúng?
Câu hỏi:
Tôi ký hợp đồng lao động làm việc từ ngày 10.4.2020. Trong hợp đồng lao động có ghi thời gian thử việc là 3 tháng, mức lương trong thời gian thử việc là 50% mức lương tối thiểu. Đến nay đã hết thời gian thử việc, đơn vị sử dụng lao động ký hợp đồng dài hạn, và trong hợp đồng có ghi tôi được hưởng mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước và bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01.7.2020. Nay tôi có thai, vậy khi sinh con có được hưởng chế độ thai sản không?
Trả lời:
Điều 27 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 quy định tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Như vậy việc đơn vị sử dụng lao động yêu cầu bạn phải thử việc 3 tháng và chỉ hưởng lương trong thời gian thử việc bằng 50% lương tối thiểu là trái quy định của pháp luật.

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của luật này.

Căn cứ vào quy định này, bạn biết mình có được hưởng chế độ thai sản hay không.

Hình ảnh hoạt động

Các ca khúc về phòng, chống dịch Covid-19 tham gia Cuộc thi "Giai điệu nơi tuyến đầu"

Ca khúc Công đoàn Than - Khoáng sản