Chúng tôi trả lời

Can thiệp vào việc bầu cử công đoàn bị xử phạt thế nào?
Chuyên mục:
Lao động
Người hỏi:
Vũ Văn B
Email:
Bvv@gmail.com
Số điện thoại:
0348456xxx
Tiêu đề câu hỏi:
Can thiệp vào việc bầu cử công đoàn bị xử phạt thế nào?
Câu hỏi:
Xin hỏi, nếu người sử dụng lao động can thiệp vào quá trình bầu cử của công đoàn thì bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Khoản 3, Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về giải thích từ ngữ như sau: 

3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. 

Khoản 2 Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau: 

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi can thiệp, thao túng quá trình thành lập, bầu cử, xây dựng kế hoạch công tác hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, bao gồm cả việc hỗ trợ tài chính hoặc các biện pháp kinh tế khác nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. 

Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi can thiệp vào quá trình bầu cử của tổ chức công đoàn nhằm làm vô hiệu hóa hoặc suy yếu việc thực hiện chức năng đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.