Chúng tôi trả lời

Ký phụ lục hợp đồng lao động khi chuyển công việc khác
Chuyên mục:
Lao động
Người hỏi:
Nguyễn Văn A
Email:
A@gmail.com
Số điện thoại:
0912357xxx
Tiêu đề câu hỏi:
Ký phụ lục hợp đồng lao động khi chuyển công việc khác
Câu hỏi:
Tôi ký hợp đồng lao động chính thức với Công ty B từ ngày 01/06/2015 - 31/05/2016 với mức lương cơ bản là 8.500.000đ. Tuy nhiên, tới ngày 01/01/2016, Công ty có thuyên chuyển vị trí làm việc của tôi sang bộ phận khác và ký lại phụ lục hợp đồng với mức lương cơ bản là: 5.200.000đ và có hiệu lực từ 01/01/2016. Tôi và Công ty hoàn tất việc ký vào phụ lục hợp đồng lao động?
Trả lời:
Điều 31 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

Điều 24 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về Phụ lục hợp đồng lao động

1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Như vậy, trường hợp của bạn được hiểu là người lao động và người sử dụng lao động đã thỏa thuận ký phụ lục hợp đồng và phụ lục hợp đồng này theo quy định nêu trên được hiểu là “có hiệu lực như hợp đồng lao động”. Theo đó nếu bạn đã đồng ý ký hợp đồng lao động thì bạn phải chấp nhận công việc mới và mức lương mới, bởi đây không phải là trường hơp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng theo như quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động.