Chúng tôi trả lời

Lương trong HĐLĐ thấp hơn quy định, xử lý thế nào?
Chuyên mục:
Lao động
Người hỏi:
Nguyễn Văn A
Email:
A@gmail.com
Số điện thoại:
0934567xxx
Tiêu đề câu hỏi:
Lương trong HĐLĐ thấp hơn quy định, xử lý thế nào?
Câu hỏi:
Tôi và công ty ký HĐLĐ trong đó có tiền lương thấp hơn quy định. Sau một thời gian thực hiện, mới phát hiện điều này. Xin hỏi, cần phải xử lý việc này thế nào?
Trả lời:
Nguyên tắc chung của pháp luật là phần thỏa thuận trong HĐLĐ mà trái pháp luật sẽ bị vô hiệu và không có giá trị. Cụ thể, việc thỏa thuận tiền lương trong HĐLĐ thấp hơn với quy định sẽ bị vô hiệu. 

Điều 9 Nghị định 145/2022/NĐ-CP quy định về xử lý HĐLĐ vô hiệu từng phần như sau: 

Việc xử lý HĐLĐ vô hiệu từng phần tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: 

1. Khi HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật. 

2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi HĐLĐ được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật. 

Trường hợp HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu. 

3. Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì: 

a) Thực hiện chấm dứt HĐLĐ; 

b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt HĐLĐ được thực hiện theo khoản 2 Điều này; 

c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này; 

d) Thời gian làm việc của người lao động theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động. 

4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý HĐLĐ vô hiệu từng phần thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. 

Như vậy, việc xử lý phần HĐLĐ bị vô hiệu từng phần được giải quyết như trên.