Chúng tôi trả lời

Trường hợp nào người lao động không được đình công?
Chuyên mục:
Lao động
Người hỏi:
Nguyến Văn A
Email:
Anv@gmail.com
Số điện thoại:
0788xxx235
Tiêu đề câu hỏi:
Trường hợp nào người lao động không được đình công?
Câu hỏi:
Tôi có nghe nói trong một số trường hợp thì người lao động không được đình công. Xin hỏi đó là những trường hợp cụ thể nào?
Trả lời:
Điều 219 Bộ luật Lao động quy định về hành vi bị cấm trước, trong và sau khi đình công như sau:

1. Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.

2. Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.

3. Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.

4. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.

5. Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.

6. Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.

Điều 220 Bộ luật Lao động quy định về trường hợp không được đình công như sau:

1. Không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định.

2. Cơ quan quản lý nhà nước phải định kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến của tập thể người lao động và người sử dụng lao động để kịp thời giúp đỡ và giải quyết các yêu cầu chính đáng của tập thể lao động.

Như vậy, các trường hợp không được đình công được xác định theo quy định pháp luật đã trích dẫn ở trên.