Tin tức

TKV triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 6

Ngày đăng: 9/11/2019

Bão số 6 sau khi quay đầu hướng về đất liền các tỉnh Nam Trung bộ sẽ liên tục tăng cấp, với khả năng sức gió giật cấp 14-15. Khả năng bão sẽ cập bờ các tỉnh Quảng Ngãi đến Khánh Hòa vào tối 10/11. Để ứng phó với bão số 6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) TKV đã có công điện khẩn gửi các Tổng công ty: Hóa chất mỏ, Điện lực; các công ty: Nhôm Lâm Đồng, Nhôm Đắk Nông; Ban QLDA tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị triển khai các giải pháp ứng phó.

 
Bão số 6 sau khi quay đầu hướng về đất liền các tỉnh Nam Trung bộ sẽ liên tục tăng cấp, với khả năng sức gió giật cấp 14-15. Khả năng bão sẽ cập bờ các tỉnh Quảng Ngãi đến Khánh Hòa vào tối 10/11. Để ứng phó với bão số 6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) TKV đã có công điện khẩn gửi các Tổng công ty: Hóa chất mỏ, Điện lực; các công ty: Nhôm Lâm Đồng, Nhôm Đắk Nông; Ban QLDA tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị triển khai các giải pháp ứng phó.

Theo đó, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TKV yêu cầu các đơn vị theo dõi thường xuyên, chặt chẽ diễn biến bão số 6 và áp thấp nhiệt đới, thời tiết trên trang website Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương (http://www.nchmf.gov.vn) và các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động biện pháp ứng phó.

Đồng thời các đơn vị triển khai ngay phương án phòng chống mưa bão của đơn vị mình, trong đó đặc biệt lưu ý kiểm tra, củng cố kịp thời đập chắn, hệ thống thoát nước các hồ bùn đỏ, hồ quặng đuôi, hồ chứa nước đảm bảo an toàn trong mưa lũ. Các công ty nhôm Lâm Đồng, Đắk Nông thực hiện các giải pháp hạ thấp mức nước trong các khoang hồ bùn đỏ để tránh mưa lớn làm chảy tràn ra môi trường. Tổng công ty Điện lực - TKV chỉ đạo Công ty Thủy điện Đồng Nai 5 chủ động phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT-TKCN địa phương để vận hành hồ chứa nước an toàn, hiệu quả; tham gia cắt/giảm/làm chậm lũ, bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du; bố trí lực lượng để chủ động xử lý kịp thời các tình huống mất an toàn có thể xảy ra, đặc biệt là tình huống xả lũ khẩn cấp.

Song song đó, kiểm tra, nạo vét, củng cố hệ thống thoát nước khai trường, bãi thải, khu vực sản xuất đảm bảo thoát nước, ngăn ngừa ngập lụt. Di chuyển người, thiết bị đến vị trí an toàn. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương sẵn sàng phương án di chuyển dân cư có nguy cơ ngập lụt do ảnh hưởng từ khu vực sản xuất của đơn vị đến nơi an toàn. Thông báo đến tất cả cán bộ công nhân viên trong đơn vị chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống mưa lũ tại nơi sản xuất và nơi ở. Cảnh báo đến tất cả CBCNV, các phương tiện của đơn vị và nhân dân không được đi qua các đường tràn, đập tràn, đường qua suối khi mưa to; khi có mưa lũ, cử người canh gác tại các đường tràn, đập tràn do đơn vị quản lý.

Chủ bị đủ cơ số dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm cần thiết đề phòng nguy cơ vùng bị cô lập trong mưa bão; bảo đảm an ninh trật tự trong và sau bão. Bố trí lực lượng, phương tiện thường trực tại các vị trí xung yếu để kịp thời xử lý khi có nguy cơ xảy ra sự cố. Tổ chức trực ban 24/24 giờ từ khi có mưa lớn đến khi khắc phục xong các ảnh hưởng của mưa lớn.

Ngoài ra, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TKV cũng yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các đơn vị chủ động trong việc phối hợp hiệp đồng với các đơn vị liên quan và với Ban Chỉ huy PCTT-TKCN của các địa phương để có giải pháp ứng phó kịp thời các nguy cơ mất an toàn khi mưa lũ. Giữ liên lạc thông suốt, thực hiện nghiêm túc việc báo cáo công tác chuẩn bị và ứng phó trước và trong thời gian mưa lớn về Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TKV.

Nguồn: vinacomin.vn

Chia sẻ bài viết: