Tin tức

ĐBQH tỉnh tiếp tục tham luận nhiều nội dung trọng tâm trong phiên thảo luận tại hội trường

Ngày đăng: 6/11/2020

Tiếp tục Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, ngày 5/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình KT-XH, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế, các chương trình mục tiêu quốc gia. Các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tham luận về nhiều nội dung trọng tâm.
đại biểu Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh
Đại biểu Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam,
ĐBQH tỉnh, phát biểu tại phiên làm việc.

iếp tục phiên thảo luận tại hội trường, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vấn đề trọng tâm như: Giải pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, thực trạng và hiệu quả các công trình thủy điện, vấn đề an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập; đầu tư cho vùng dân tộc miền núi, biên giới hải đảo; thực trạng, giải pháp sử dụng hiệu quả năng lượng và điện năng ở nước ta.

Thảo luận về vấn đề KT-XH, đại biểu Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, ĐBQH tỉnh, phân tích làm rõ nội dung với chủ đề “Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế thời gian qua trong mối quan hệ với việc sử dụng năng lượng và hiệu quả". Đại biểu cho rằng, để thực hiện mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là cường độ năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt từ 420 - 460 kgOE /1000 USD GDP, năm 2045 từ 375 - 410 kg OE/1000 USD GDP, trước hết cần tuyên truyền về nhận thức và phân biệt rõ nội hàm khái niệm về sử dụng năng lượng tiết kiệm, sử dụng năng lượng hiệu quả để có cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện phù hợp. Thay vì đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực tiêu hao nhiều năng lượng cần phải tập trung chuyển sang ngành lĩnh vực tiêu hao ít năng lượng. Đi đôi với sử dụng năng lượng tiết kiệm trên cơ sở áp dụng các giải pháp thay thế, đổi mới, hiện đại hoá công nghệ, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với sử dụng năng lượng hiệu quả…

Đại biểu Trần Văn Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ĐBQH tỉnh Quảng Ninh
Đại biểu Trần Văn Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội,
ĐBQH tỉnh, phát biểu tại hội trường. 

uốc hội cũng dành thời gian thảo luận về các vấn đề: Giải pháp đưa nền kinh tế phát triển bền vững; giải ngân vốn đầu tư công; một số chỉ tiêu liên quan đến nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững như tốc độ tăng năng suất lao động xã hội…

Tham luận tại hội trường, đại biểu Trần Văn Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ĐBQH tỉnh, nhấn mạnh: Kết quả TFP đạt được 45,21% là còn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (giai đoạn 2016-2019 đạt 45,88; ước năm 2020 chỉ đạt 37,48), kế hoạch năm 2021 là 45-47%, nhưng kế hoạch giai đoạn 2021-2025 lại chỉ khoảng 45%, thấp hơn kết quả đạt được của giai đoạn trước, chỉ bằng cận dưới của kế hoạch năm 2021 - khi mà còn bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Đại biểu cho rằng như vậy là kịch bản “không kỹ” hoặc “thận trọng” trong lập kế hoạch đối với chỉ tiêu này. Với các so sánh, phân tích trên, với yêu cầu tăng nhanh hơn nữa chất lượng tăng trưởng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đề nghị xem xét lại, đặt ra chỉ tiêu ở mức tích cực hơn. Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét, tính toán, xác định lại chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân năm cho giai đoạn 2021-2025 một cách tích cực hơn.

Bên cạnh đó, trong phiên thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu Quốc hội còn quan tâm bổ sung làm rõ nhiều vấn đề về đầu tư phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các cơ sở giáo dục, các giải pháp đối với vấn đề lao động việc làm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; chính sách đối với người cao tuổi; xã hội hóa y tế, an toàn an ninh mạng…

Nguồn: baoquangninh.com.vn

Chia sẻ bài viết: