Công tác Tuyên truyền

Quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn với các LĐLĐ tỉnh, thành phố

Ngày đăng: 1/12/2024

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 2154/QĐ-TLĐ ngày 25/11/2024 quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn với các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.
Quy định này nhằm đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo hoạt động công đoàn cùng ngành nghề từ trung ương đến cơ sở, có sự phối hợp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trong tổ chức, quản lý, giải quyết các vấn đề về quan hệ lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
 

Ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2024 giữa Công đoàn TKV và LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh

Tại Quy định, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về phạm vi, nguyên tắc, nội dung, phương thức, trách nhiệm, tài chính phối hợp. Trong đó, có 7 nội dung phối hợp, trước hết là đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; đổi mới, nâng cao chất lượng đối thoại, thương lượng tập thể; kịp thời giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công. Hai là, tổ chức các hoạt động chăm lo lợi ích, phúc lợi đoàn viên. Ba là, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, biểu dương, khen thưởng đoàn viên, người lao động có thành tích trong hoạt động công đoàn. Bốn là, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên, người lao động chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và nghị quyết của tổ chức công đoàn. Năm là, tổ chức cho đoàn viên, người lao động đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến ngành nghề, quyền lợi đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn ngành nghề. Sáu là, thực hiện có hiệu quả công tác phát triển đoàn viên, quản lý đoàn viên; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn, tổ chức công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững. Bảy là, triển khai các mặt công tác khác phù hợp với quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Về phương thức phối hợp, Quy định nêu rõ: Các đơn vị thảo luận, thống nhất nội dung, ký kết Chương trình phối hợp theo nhiệm kỳ và cụ thể hóa thành kế hoạch công tác hàng năm. Việc phối hợp triển khai công tác được thực hiện thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các hoạt động cụ thể; trong đó cần xác định rõ chủ thể chủ trì, chủ thể phối hợp và nguồn kinh phí chi hoạt động phối hợp…

Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp của các chủ thể gồm công đoàn ngành trung ương và tương đương; Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; quy định về kinh phí chi các hoạt động phối hợp và các điều khoản thi hành.
 
Chi tiết xem tại link
Ngọc Tú

Chia sẻ bài viết: